Đau nhức xương khớp là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau nhức xương khớp ngày càng xuất hiện thường xuyên và phổ biến ở người trưởng thành và đặc biệt là ở người cao tuổi. Hơn 80% người trên 65 tuổi bị đau nhức xương khớp, và hầu hết người trên 75 tuổi có hình ảnh X-Quang bị thoái hóa ít nhất 1 khớp nào đó.
Đau nhức xương khớp thường gây cảm giác khó chịu, giảm khả vận động của các khớp. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, công việc, chất lượng cuộc sống.
Chính vì vậy chúng ta cần trang bị những kiến thức về đau nhức xương khớp. Đau nhức xương khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng tránh và tìm ra được cách điều trị đau nhức xương khớp kịp thời và hiệu quả.
Đau nhức xương khớp là gì?
Đau nhức xương khớp là tình trạng tổn thương các khớp xương từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp xương kèm theo các triệu chứng sưng khớp, cứng khớp, đau và nhức mỏi khớp, biến dạng khớp…
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp là gì?
Nguyên nhân về tuổi tác
Nguyên nhân đau nhức xương khớp đầu tiên phải kể đến đó là tuổi tác. Theo thời gian, các cơ quan phải đối mặt với sự lão hóa, trong đó có các khớp với hai cấu trúc quan trọng là sụn và xương dưới sụn gây bệnh đau nhức xương khớp.
Nguyên nhân do các yếu tố khác
– Do béo phì thừa cân: Hệ thống xương – cơ – dây chằng của cơ thể được thiết kế với khả năng chịu lực vừa đủ với một người có trọng lượng bình thường. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức giới hạn cho phép, hệ thống ấy sẽ bị quá tải, gia tăng áp lực lên các khớp. Đặc biệt là khớp gối, khớp háng và cột sống, khiến cho phần sụn khớp nơi đây bị bào mòn, kéo theo phần xương dưới sụn cũng nhanh chóng bị tổn thương.
– Do thời tiết: Sự thay đổi của thời tiết như lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, nóng lạnh thất thường… có thể kéo theo hàng loạt những thay đổi bên trong cơ thể như thay đổi độ nhớt dịch khớp, cung cấp máu (thay đổi vận mạch), sự kết tủa của các muối, … Chính những thay đổi nội môi này gây đau nhức xương khớp.
Nguyên nhân do bệnh lý
Biểu hiện đau nhức xương khớp có thể do nhiều bệnh gây ra nhưng hiện nay thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất. Bệnh được đặc trưng bởi sự tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.
- Viêm khớp
+ Viêm xương khớp: Trong viêm xương khớp, tổn thương sụn có thể dẫn đến xương mài trực tiếp trên xương, gây đau đớn và hạn chế vận động. Tổn thương này có thể xảy ra trong nhiều năm, hoặc nó có thể được đẩy nhanh hơn bởi chấn thương khớp hoặc nhiễm trùng.
+ Viêm khớp dạng thấp: Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp gây viêm sưng tấy màng hoạt dịch, gây sưng, tấy đỏ và đau khớp. Viêm đa khớp dạng thấp có thể phá hủy sụn và xương trong khớp.
Những triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp
- Buổi sáng khi ngủ dậy, người bệnh có cảm giác đau nhức xương khớp, ê mỏi toàn thân, phải xoa bóp khoảng 15-20 phút mới có thể cử động được. Thỉnh thoảng cơn đau có thể xuất hiện bất ngờ.
- Vùng bị viêm xuất hiện những cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, cảm giác nhức nhối khó chịu, có trường hợp còn bị đau gắt như điện giật. Cơn đau nhanh chóng kết thúc nhưng sau đó lại kéo dài tới vài giờ.
- Cơn đau nhức âm ỉ toàn thân xuất hiện sau khi lao động nặng nhọc, căng thẳng mệt mỏi hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh. Vùng xương khớp bị tác động còn có dấu hiệu sưng đỏ.
- Đau nhói, vướng víu khi cử động
- Tay chân tê buốt, cử động mất linh hoạt
- Cơ thể mệt mỏi, sốt cao do khí huyết lưu thông kém
- Cơn đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp
Chữa đau nhức xương khớp theo Tây Y
- Dùng thuốc giảm đau: Là cách điều trị đau nhức xương khớp được nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả trị bệnh tức thì. Những loại thuốc tân dược có chức năng giảm đau giúp điều trị các cơn đau do đau nhức xương khớp gây ra nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên việc lạm dụng thuốc giảm đau cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Sử dụng thuốc giảm đau trong một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc khiến người bệnh phải tăng liều lượng sử dụng mới đem lại kết quả chữa bệnh.
- Phẫu thuật: Là một trong những cách điều trị đau nhức xương khớp khá hiệu quả. Nhưng để sử dụng phương pháp này, người bệnh cần trải qua một số xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh. Đối với người cao tuổi không nên sử dụng phương pháp này vì người cao tuổi chức năng xương khớp và khả năng phục hồi yếu nên khả năng lành sau phẫu thuật là rất lâu. Thậm chí nhiều trường hợp có thể để lại những di chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí mất khả năng đi lại.
Chữa đau nhức xương khớp theo Đông Y
Dân gian cổ phương có một số bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ các thảo dược rất hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng vừa giúp giảm đau nhức xương khớp và không gây ảnh tới gan, thận hay dạ dày.
Bài thuốc 1: Chữa đau nhức xương khớp từ cây Dây Đau Xương
Cách dùng: Lấy Dây Đau Xương giã nhỏ trộn với ít nước đắp lên chỗ đau nhức. Ngoài ra, người bị đau nhức xương khớp có thể dùng cây Dây Đau Xương chữa bệnh theo cách khác như sau: Thái nhỏ thân Dây Đau Xương sau đó sao vàng ngâm rượu với tỷ lệ 1/5. Uống 3 lần/ngày, mỗi lẫn 1 cốc nhỏ. Phụ nữ hoặc những người không uống được rượu có thể sắc với nước uống. Thời gian dùng từ 15 -20 ngày.
Bài thuốc 2: Chữa đau nhức xương khớp từ cây Lá Lốt
Lấy 5-10g Lá Lốt phơi khô (15-30g lá tươi). Sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.
Sản phẩm Tuệ Đức Khớp Nữ được sản xuất từ 100% dược liệu Việt Nam, phù hợp với cơ địa người Việt Nam, rất an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ. Sản phẩm có thành phần chính là cây Dây Đau Xương kết hợp với các cây thảo dược khác như: Lá Lốt, Xấu Hổ Đỏ (Trinh Nữ), Cỏ Xước, Huyết Đằng, Đơn Châu Chấu giúp giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Sản phẩm được bệnh nhân đau nhức xương khớp tin dùng và cho hiệu quả rất tốt. Ngoài ra, Tuệ Đức Khớp Nữ còn giúp ngăn ngừa biến chứng của viêm đa khớp dạng thấp.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị đau nhức xương khớp
- Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C vì chúng có khả năng ức chế và làm giảm tình trạng viêm nhiễm. Các loại trái cây tươi ( cam, chanh, bưởi, dâu tây…), rau xanh ( súp lơ xanh, cải xanh…) rất dồi dào loại vitamin này.
- Các loại gia vị có tính ấm như hành, tỏi, gừng, ớt, quế giúp làm nóng cơ thể và bảo vệ khớp khỏi các phản ứng có hại.
- Các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mì, lúa mạch, đậu nành giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và rất dồi dào canxi giúp xương chắc khỏe và phòng ngừa đau nhức xương khớp.
- Người bị đau nhức xương khớp không nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều phốt pho như: thịt đỏ, thịt đã qua chế biến, phủ tạng động vật.
- Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh, các sản phẩm từ bơ sữa. Các loại thực phẩm này khiến phản ứng viêm tăng mạnh gây ra triệu chứng đau nhức dữ dội.
- Không ăn các loại thực phẩm như: chuối tiêu, các loại cà (cà ghém, cà pháo, cà chua), canh cua và thịt chó.
Chế độ luyện tập tốt cho người bị đau nhức xương khớp
Luyện tập thể dục giúp bệnh nhân đau khớp ít phụ thuộc vào khớp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số bài tập nhằm làm giảm các cơn đau, hạn chế các biến chứng khớp hiệu quả mà Hiệp hội Chỉnh hình y học Thể thao Hoa Kỳ giới thiệu. Người bị đau nhức xương khớp có thể áp dụng.
Khởi động trước khi tập
Bệnh nhân bị đau khớp, trước khi tập cần tập thể dục nhẹ nhàng như sau: lần lượt gập đầu sang trái, phải, ra trước, ra sau; lặp lại 4 lần. Xoay cổ tay, khuỷu tay, khớp vai, mỗi động tác 5 lần. Xoay cổ chân, đầu gối mỗi động tác 5 lần. Vặn mình sang mỗi bên 3 lần. Đi bộ tại chỗ hoặc bước đi khoảng 2-3 phút. Nếu trong lúc tập thấy khó thở, chóng mặt, mệt hay đau thắt ngực thì ngừng bài tập ngay.
Kéo căng gối – ngực
Nằm ngửa trên nệm cứng, đan ngón tay vào nhau, kéo đầu gối bên trái co lên ép vào ngực, trong khi đầu vẫn giữ áp sát vào mặt nệm, đếm giữ 20-30 giây rồi thả lỏng, đổi bên.
Một số biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp
– Luôn giữ ấm cơ thể bằng cách mặc nhiều quần áo cho đủ ấm, uống và tắm nước ấm để cơ thể không bị lạnh.
– Làm nóng tại vùng khớp bị đau bằng cách xoa bóp dầu, rượu thuốc, cạo gió để các mạch máu giãn nở giúp cho việc lưu thông máu đến nuôi khớp dễ dàng hơn.
– Duy trì cân nặng hợp lý: Duy trì cân nặng hợp lý để tránh áp lực cho các khớp, giúp khớp không bị thoái hóa sớm.
– Uống nhiều nước: nước chiếm 70% thành phần của sụn khớp, giúp duy trì sự trơn tru giữa hai đầu xương. Do đó, cần uống nước đầy đủ và hợp lý, nhất là về mùa đông, kể cả trời lạnh cũng không nên ngại uống nước.
Nguồn: Tổng hợp
Gửi bình luận của bạn
Đăng nhập để bình luận