Nguyên tắc bài trí bàn thờ hợp phong thủy đón Tết (P1)
Trong văn hóa của người Á Đông, hầu hết mỗi gia đình đều có một ban thờ là ban thờ thần linh và tổ tiên hoặc chí ít cũng là thờ thần linh. Đối với kiến trúc hiện đại cũng luôn phải dành một không gian hợp lý cho bàn thờ bởi đó là một góc tâm linh của người Việt.
Bố trí, sắp đặt cũng như chăm chút ban thờ là để con cháu thể hiện lòng hiếu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, đồng thời bàn thờ có một vị trí rất quan trọng trong phong thủy dương trạch.
Mỗi độ xuân về, năm hết Tết đến việc chuẩn bị cho ban thờ là việc được mọi người đặt lên hàng đầu. Phong thủy cũng đặt ra một số các nguyên tắc cơ bản dành cho bàn thờ:
Nguyên tắc “Nhất vị, nhị hướng”
Vị trí đặt bàn thờ phải là vị trí có điểm tựa vững chãi. Tốt nhất là nên có một phòng riêng gọi là phòng thờ, nếu không có thể bố trí trong phòng sinh hoạt, phòng khách, không nên bố trí tại phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp. Bàn thờ cần yên tĩnh, không cần động nên không đặt gần các nút giao thông trong nhà, không đặt chân cầu thang, không đặt phía trên cửa sổ (sau lưng bàn thờ không bố trí cửa sổ, dưới gầm không bố trí cửa sổ hay cửa ra vào). Bàn thờ không đặt thẳng cửa chính, cửa sổ khiến gió thổi xộc vào, nếu phạm phải có bình phong chắn gió…
Về học thuật phong thủy chuyên sâu thì “Vị” ở đây chính là khi bàn thờ được đặt tại các cát cung của thuật định vị Cửu Cung Thần Sát như: Âm Quý nhân, Dương quý nhân, Thiên Lộc (nếu ở đúng cung Tài thành Lộc cư Lộc vị là đắc cách), Thiên Mã. Trong đó Âm quý nhân được coi là vị trí đặt bàn thờ đại cát khánh, tiếp theo là Dương quý, sau đó là Lộc vị thứ nữa mới đến 16 cung trong Huyền Không trạch vận (các cung Diên Thọ, Tài lộc, Tử tức).
Trang trí bàn thờ hợp phong thủy đón Tết giúp đem lại may mắn cho gia chủ. Ảnh minh họa
Còn trong trường phái Bát trạch hay có câu: cát tọa, cát hướng đối với bàn thờ và thường bị lầm hiểu là “Vị”. Nhưng về bản chất Nguyên khí từ dưới lòng đất bốc lên nên nó chính là khí của cửu cung trong vùng khí trường. Do đó khi xét về “Vị” trí của vật thể là ta phải xét đến khí của Cửu Cung trong vùng khí trường chứ không phải là “phương toạ” trong Bát khí như nhiều chuyên gia Phong thuỷ thường lầm hiểu. Vì “phương toạ” đó về bản chất vẫn chỉ là xét về Thực khí – Dương khí mà thôi.
Thực khí là khí vốn đi nổi trên mặt đất, biến đổi linh hoạt không ngừng nên Học thuật Phong thủy lấy Bát khí (Sinh khí, Diên niên, Thiên y, Phục vị, Tuyệt mạng, Lục sát, Hoạ hại, Ngũ quỷ) để tượng trưng cho Thực khí. Thực khí phải dụng hướng mà hấp thụ đồng thời nó phụ thuộc vào nhân khí - cơ địa của người ở. Những người ở Tây tứ mệnh nên dụng hướng của Tây trạch để đón được các cát khí (Sinh khí, Diên niên, Thiên y, Phục vị) còn những người ở Đông tứ mệnh nên dụng hướng của Đông trạch để đón được các cát khí hay có được Thực khí tốt. Xét về độ mạnh yếu thì Nguyên khí lực mạnh hơn rất nhiều Thực khí nhưng lại phát tác chậm. Thực khí lực nhẹ nhưng phát tác nhanh.
Dương cơ thì lại hấp thụ được cả hai khí trong đó có Địa khí = (Dương khí + Thực khí) và Thiên khí nên phát tác nhanh nhưng Âm khí - Nguyên khí cùng với Thiên khí mới là khí có tương tác mạnh nhất.
Tỉ lệ so sánh về tính tương tác của hai khí này với Dương cơ thông thường là: Nguyên khí + Thiên khí chiếm từ 80 - 90% còn Thực khí chỉ chiếm từ 10 - 20%. Do đó ban thờ cần bắt buộc phải được đặt tại các cát cung của Cửu cung khí trường đã nêu trên, chí ít cũng phải được đặt tại cung Vô nguyên khí hữu thực khí (Vùng khí trung bình) và các cung tốt trong 16 cung Huyền Không trạch vận với thế các vượng sơn khi kết các bộ sơn tinh hướng tinh trong mệnh bàn phi tinh (ví dụ như 1-4; 1-6; 8-1; 8-8; 9-8; 8-9; 1-8 đối với giai đoạn vận 8 từ 2004 đến 2023).
Hướng của bàn thờ là hướng của đường thẳng đi qua tâm và vuông góc với mặt bàn thờ hay còn gọi là hướng ngược lại với người đứng thắp hương. Hướng của bàn thờ theo bát trạch nên bố trí tại tứ cát: Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị.
Chuyên gia phong thủy Song Hà
Gửi bình luận của bạn
Đăng nhập để bình luận