Thế giới đã 4.0 mà sao ta vẫn lái đò sang sông?
Nhìn dòng chữ nắn nót của cậu cháu, tôi lại nhớ mình đã có bao lần mở bài như thế trong mục báo tường thời còn đi học. Biểu hiện rõ nét của sự rập khuôn trong Giáo dục này hẳn còn tiếp tục đến nhiều đời sau nếu không có sự lột xác.
Là một người thích sự mới mẻ, tự do, phóng khoáng và bức bối với những giáo điều, khuôn mẫu, cứng nhắc; tôi không tán đồng quan niệm cho rằng người thầy, gần như là một người biết mọi thứ, có thể chỉ cho người học chân lý bất biến của nhân loại. Tư duy này đặc biệt trở nên không phù hợp khi kiến thức ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Những điều chúng ta biết được nhỏ bé hơn rất nhiều so với những điều chúng ta không biết.
Vai trò của một người giảng viên như tôi không phải là người thầy, người hướng dẫn cho ai mà chỉ là người kể, người dẫn chuyện. Trong các câu chuyện sẽ có cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu và các bạn sinh viên sẽ chắt lọc để viết lên những câu chuyện đặc biệt của riêng mình.
Câu chuyện quan trọng nhất tôi muốn kể chính là câu chuyện về hành trình bước ra thế giới. Thế giới đối với tôi có nhiều tầng nghĩa. Đó có thể là thế giới của bản thân, thế giới của gia đình và thế giới của cộng đồng. Ý nghĩa của việc bước ra thế giới chính là để thay đổi bản thân và trở về với gia đình, cộng đồng cùng với những chuyển biến tích cực.
Người giảng viên không là người thầy, người hướng dẫn mà là người kể chuyện.
Tôi đã may mắn nhìn thấy tia sáng đổi mới này qua Người bước ra thế giới. Khi người dạy học đã được xã hội tung hô quá nhiều như thể Không thầy đó mày làm nên, cái cách một người thẳng thắn gạt bỏ ảo ảnh hào quang của nghề giáo để chọn một vị trí rất đỗi dung dị của người kể chuyện đã làm tôi ngạc nhiên. Bất ngờ hơn chính là tư duy hoàn toàn khác lạ về nghề giáo, một trong những điều cốt yếu của Giáo dục.
Liệu có ý nghĩa gì nếu chúng ta hàng ngày chỉ biết giảng nào lý này, nào thuyết kia trong khi không trải được, không thấm được và không thấu được cách thức làm sao để vận dụng chúng? Liệu có ý nghĩa gì nếu chúng ta chỉ giam cầm kiến thức trong vài cuốn giáo trình, hay vài cái slide?
Đã đến lúc chúng ta cần trút bỏ cái áo nghề giáo đã quá chật để khoác lên mình tất cả chiếc áo khác nhau. Đó có thể là chiếc áo nâu lấm bùn của người nông dân, là chiếc áo xanh loang lổ mồ hôi của người công nhân, là chiếc áo đa diện của người doanh nhân. Chỉ có như vậy giảng viên chúng ta mới cảm nhận được từng nhịp đập cuộc sống trên khắp con người mình và từ đó tạo ra những kiến thức, hướng đến cộng đồng, vun đắp sự thịnh vượng, gia tăng sự bền vững và giúp trí tuệ được khai phóng.
Để bắt nhịp được với sự phát triển theo cấp lũy thừa của thế giới trong cuộc cách mạng 4.0, chúng ta không thể cứ mãi bình chân lên đò, sang sông, cập bờ tri thức. Xã hội đang trông chờ những đổi mới táo bạo từ giáo viên, những kỹ sư của tâm hồn người Việt.
Người giảng viên lúc này không chỉ làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu đơn thuần mà đảm nhận tổng vai hòa các vai trò hàn lâm, cộng đồng, thương mại và nghệ thuật. Khi đó, họ không còn là giảng viên mà trở thành Doanh nhân giáo dục (Educative Entrepreneur), những người sẽ là lực lượng chủ đạo đem đến những sự thay đổi và phát triển bền vững. Họ là những người luôn đau đáu và dốc lòng vì sự sung túc của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Họ vượt lên những ma lực đồng tiền và chủ động tạo ra những sản phẩm thiết thực và ý nghĩa với xã hội.
Từ trường Đại học đến sự thịnh vượng bền vững.
Kế hoạch để phát triển các thế hệ giảng viên của tương lai như được đề xuất trong Người bước ra thế giới sẽ là một cuộc cách mạng để nâng tầm trí tuệ Việt trong sự phát triển như vũ bão của công nghệ và kỹ thuật ngày nay.
Học bổng Doanh nhân giáo dục hướng đến việc đẩy mạnh các phát minh, sáng chế, sản phẩm toàn cầu của Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục đa dạng nhằm hướng đến việc giải quyết các vấn đề đời sống. Với tầm nhìn dài hạn, ứng viên của học bổng này sẽ phải thể hiện được những tiềm năng về hàn lâm, cộng đồng, thương mại và nghệ thuật. Sau quá trình chọn lọc, ứng viên sẽ được trải qua quá trình rèn luyện trong vòng 3 năm để phát triển các năng lực trên ở các bối cảnh đối lập trên thế giới. Tiếp theo đó, ứng viên có 4 - 5 năm thể nghiệm môi trường học thuật và kinh doanh tiên tiến nhất để tạo ra và thương mại hóa ý tưởng hoặc cải cách của mình.
Người bước ra thế giới sẽ là một cuốn sách thú vị khơi mở những suy nghĩ đa chiều về giáo dục và đời sống, phù hợp với các đối tượng độc giả khác nhau.
Sách được bán trực tiếp qua website và sẽ xuất hiện trên các trang thương mại điện tử uy tín vào đầu tháng 12. Ưu đãi giảm giá 10% đến hết 31/12/2018. Miễn phí vận chuyển cho khách hàng ở nội thành Đà Nẵng.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Gửi bình luận của bạn
Đăng nhập để bình luận