Quảng cáo


Thiếu hụt nguồn cung cát, xi măng tại Tp.HCM vào năm 2020

Giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM, ông Trần Trọng Tuấn đã phản ánh 2 vấn đề bất cập của ngành vật liệu xây dựng tại Hội nghị Vật liệu xây dựng toàn quốc tổ chức ngày 12/12.

Bất cập thứ nhất là về nguồn cung cát xây dựng. Ông Tuấn cho hay, thị trường cát xây dựng trong năm 2017 có nhiều biến động và Tp.HCM cũng chịu ảnh hưởng nặng nề do giá cát tăng mạnh.

Cũng theo ông, Sở Xây dựng Tp.HCM và tại 19 tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ tính toán, tính đến năm 2020, tổng trữ lượng cát có thể khai thác được tại những địa phương này là gần 250 triệu m3, trong khi nguồn cầu là hơn 366 triệu m3.

Nguồn vật liệu thay thế cát tự nhiên lại không có nhiều, ông cho biết và nói thêm: "Chúng tôi khảo sát tổng hợp trong 19 tỉnh thành thì chỉ 6 địa phương có có nguồn thay thế vật liệu cát tự nhiên. Như vậy một vấn đề rất lớn được đặt ra là nguồn cung cát xây dựng cũng như vật liệu thay thế phải làm sao để đảm bảo cho thị trường, chất lượng xây dựng”. Trước tình trạng này, vị lãnh đạo Sở Xây dựng Tp.HCM cho rằng, cơ quan quản lý cần phải thảo luận để đưa ra giải pháp toàn diện về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy hoạch, phát triển.

Nguồn cung cát, xi măng xây dựng đến năm 2020 sẽ bị thiếu hụt. Ảnh minh họa

Trong ngành xi măng, ông Trần Trọng Tuấn cũng đề cập đến một vấn đề khác. Ông cho biết, Tp.HCM hiện có 9 doanh nghiệp sản xuất xi măng với 10 trạm nghiền và có 6 cơ sở chưa phát huy hết công suất, còn lại vượt công suất.

Công suất sản xuất xi măng của 10 cơ sở hiện nay là hơn 10 triệu tấn. Trong khi đó, theo nhận định của Sở Xây dựng, nhu cầu xi măng đến năm 2020 của Tp.HCM là 13,44 triệu tấn/năm.

Ông Tuấn nói: "Khả năng đầu tư để nâng công suất của 10 cơ sở này là có. Có cơ sở đang đề xuất xin nâng công suất lên. Như vậy sản xuất theo nhu cầu của Tp.HCM đến năm 2020 là có thể thực hiện được".

Nhưng theo ông, vấn đề đáng ngại là theo quy hoạch phát triển ngành xi măng mà thành phố đã phê duyệt, đến năm 2020, toàn bộ các nhà máy, trạm nghiền, trạm trộn xi măng phải được di dời ra khỏi thành phố.

"Trong khi đó, một số nhà máy đầu tư 2 dây chuyền sản xuất nhập từ Đức về, mỗi dây chuyền khoảng 1.200 tỷ đồng. Đến năm 2018, doanh nghiệp họ mới thu hồi vốn đầu tư nhưng đến năm 2020 phải di dời ra khỏi thành phố theo quy hoạch", ông phân tích và cho hay, vấn đề đặt ra là phải làm sao để đô thị phát triển bền vững nhưng vẫn đảm bảo các cơ sở sản xuất xi măng được tồn tại.

Theo nhận định của ông, tình trạng khan hiếm, tăng giá rất có thể xảy ra nếu di dời các nhà máy xi măng ra khỏi thành phố. Nhưng nếu không di dời, vấn đề đặt ra là làm sao để phát triển đô thị bền vững.

Bộ Xây dựng thông tin, nhờ sử dụng nguồn clinker sản xuất trong nước, từ năm 2010, Việt Nam đã sản xuất đủ nguồn cầu xi măng nội địa. Theo thống kê, Việt Nam xếp thứ 4 trong 10 nước đứng đầu thế giới về lượng sản xuất xi măng và clinker.

Tính đến năm 2016, trên cả nước có 80 dây chuyền sản xuất xi măng, tổng công suất thiết kế mỗi năm đạt 88,46 triệu tấn, sản lượng sản xuất hơn 75,2 triệu tấn, gấp rưỡi năm 2010. Dự kiến đến hết năm 2017, số dây chuyền sản xuất xi măng trên cả nước sẽ lên con số 83 với tổng công suất thiết kế mỗi năm là 98,56 triệu tấn.

(Theo Vnexpress) 


Gửi bình luận của bạn

Đăng nhập để bình luận
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline:

0972 264 237




Công cụ tìm kiếm
Tin tức


Tin tức

  • Xây nhà nên làm cầu thang kính hay gỗ? 5 mẫu cầu thang hot nhất nửa đầu 2020
    Cầu thang không chỉ là nơi lưu thông, kết nối giữa các không gian mà còn góp phần làm nên vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn. Vậy khi làm nhà nên chọn cầu thang kính hay gỗ tự nhiên, những mẫu cầu thang nào đang là xu hướng thiết kế ở thời điểm hiện tại, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
  • Nhà phố Sài Gòn được "may" từ những "sợi chỉ" ước mơ
    Mua được căn nhà phố cũ trên mảnh đất hẹp sau nhiều năm phấn đấu, cặp vợ chồng trẻ tìm đến kiến trúc sư với mong muốn cải tạo lại thành không gian nhà ở kết hợp văn phòng làm việc – một xưởng may đồ da thủ công. Lấy cảm hứng từ công việc may vá cẩn thận, tỉ mỉ, kiến trúc sư đã thiết kế một ngôi nhà xinh xắn với các không gian như được may lại với nhau bằng những “sợi chỉ” đặc biệt
  • Một số giải pháp chống nóng hiệu quả cho nhà phố
    Những giải pháp chống nóng được thực hiện ngay từ quá trình xây dựng như bố trí mặt bằng, vật liệu, cây xanh hợp lý sẽ giúp giảm nhiệt cho nhà phố một cách hiệu quả khi bước vào mùa hè nóng nực.
  • Ăn theo “thành phố Thủ Đức”, giá rao bán BĐS khu Đông rục rịch tăng
    Đề án thành lập “Thành phố Thủ Đức” thuộc TP.HCM đã được Phó Thủ tướng duyệt chủ trương. Thông tin này khiến thị trường BĐS khu Đông nhộn nhịp trở lại. Giá chào bán BĐS khu vực này cũng được điều chỉnh theo hướng tăng, nhất là với loại hình nhà riêng và đất thổ cư sổ đỏ.
  • Chấp thuận chủ trương thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM

    Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vừa đồng ý với chủ trương thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM. Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sắp xếp quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.

  • Sao lại phải đăng ký nhà mạng để không bị nhận 'rác'
    Nếu có thể đăng ký không nhận tin nhắn rác, có nghĩa nhà mạng biết thuê bao nào là thuê bao rác, vậy tại sao không chặn ngay từ đầu?
  • Xôn xao vụ người phụ nữ nhận 36 triệu từ tài khoản lạ: Làm gì khi người lạ chuyển tiền
    Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện bất ngờ được chuyển khoản 36 triệu đồng từ người lạ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với hàng nghìn lượt quan tâm. Kẻ tin người ngờ, chia làm 2 luồng ý kiến trái chiều.
  • TP.HCM: Bắt giam chủ “dự án ma” Khu dân cư mới Gò Cát – Phú Hữu
    (CAO) Bằng thủ đoạn lập ra dự án ma Khu dân cư Gò Cát – Phú Hữu, Nguyễn Thị Diệu Thúy cùng đồng bọn đã chiếm đoạt của khách hàng hơn 41 tỷ đồng.
  • Chỉ có 450 triệu trong tay, vợ chồng 9X vẫn xây được ngôi nhà khang trang rộng 70m2
    Dù mới tiết kiệm được 50 triệu đồng, vợ chồng chị Hồ Thùy Mơ (sinh năm 1994) và anh Đức Tài (1992) vẫn quyết tâm vay mượn để có thể xây dựng được một căn nhà nhỏ làm nơi đi về của các thành viên trong gia đình, chấm dứt những tháng ngày ở nhà thuê.
  • Chùm ảnh chứng minh tự cải tạo nhà không khó như bạn nghĩ
    Cải tạo nhà cửa không phải lúc nào cũng "ngốn" của bạn một khoản chi lớn, từ thuê nhân công đến mua vật liệu đắt đỏ. Bạn hoàn toàn có thể tự mình sắp xếp, cải tạo, làm mới không gian sống để tiết kiệm chi phí mà thành quả đạt được cũng chẳng thua kém ai.
  • Tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của ván sàn tre
    Ván sàn tre trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây bởi sở hữu những đặc điểm tương tự như sàn gỗ cứng. Nhờ vẻ đẹp độc đáo, thân thiện với môi trường trong khi giá thành không quá đắt đỏ, ván sàn tre trở thành vật liệu lát sàn hấp dẫn với nhiều người.
  • Kinh nghiệm thiết kế giếng trời cho nhà phố đẹp và hiện đại

    Giếng trời là giải pháp kiến trúc được ứng dụng nhiều trong thiết kế nhà phố nhằm mở rộng không gian, lấy ánh sáng tự nhiên và điều hòa không khí. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thiết kế giếng trời cho nhà phố hiện đại, giúp không gian sống trở nên hài hòa và giàu sức sống hơn.

  • Nhà cấp 4 là gì? Đặc điểm nổi bật và một số mẫu nhà cấp 4 được ưa chuộng
    Là một trong những loại hình nhà ở phổ biến tại Việt Nam, nhưng khái niệm nhà cấp 4 là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. chúng tôi sẽ chia sẻ một số thông tin giúp độc giả hiểu nhà cấp 4 là loại nhà như thế nào và các loại nhà cấp 4 thịnh hành hiện nay.
  • Lộ giới là gì? Xây nhà cần cách lộ giới bao nhiêu mét?
    Nếu có ý định xây hay mua nhà mới, việc tìm hiểu các khái niệm như lộ giới là gì, cách xác định mốc lộ giới là điều cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ, thậm chí là không hề biết mốc lộ giới là gì và ý nghĩa của nó ra sao. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về lộ giới, các khái niệm và những vấn đề liên quan đến cụm từ này.
  • Quy trình xây nhà: 7 bước quan trọng bạn cần biết để có được ngôi nhà đẹp
    Xây nhà là một trong ba việc hệ trọng của cả đời người. Do vậy, gia chủ cần tìm hiểu kĩ về các vấn đề liên quan để quá trình này diễn ra thuận lợi, có được ngôi nhà phù hợp với nhu cầu, mong muốn của các thành viên trong gia đình
  • Ngôi nhà “4 không” độc đáo ở chốn sơn thủy hữu tình ngoại ô Đà Nẵng
    Trên khu đất nông nghiệp bị bỏ hoang nhiều năm ở ngoại ô Đà Nẵng, ngôi nhà có tên Hòa Phong House được ví như một bản tuyên ngôn của triết lý thiết kế bền vững, kết hợp hài hòa giữa tính thẩm mỹ và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Không gian sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên giúp chủ nhân xua tan mệt mỏi, tái tạo năng lượng để tiếp tục lao động, cống hiến.
  • Vẻ đẹp hài hòa của ngôi nhà ngập tràn nắng gió ở Đà Nẵng
    Ngôi nhà có tên Trung Villa ở quận Hải Châu, Đà Nẵng là nơi sinh sống của gia đình ba thế hệ với nhu cầu, sở thích khác nhau. Các kiến trúc sư đã đáp ứng mong muốn của các thành viên trong gia đình bằng một không gian sống tiện nghi, hiện đại mà vẫn giữ được sự kết nối với thiên nhiên.
  • Thành phố phía Đông Sài Gòn
    UBND TP HCM vừa thành lập Ban chỉ đạo xây dựng đô thị sáng tạo, tương tác cao nhằm chuẩn bị cho việc hình thành Thành phố phía Đông đã ấp ủ nhiều năm qua. Ý tưởng này từng thể hiện trong lần đầu TP HCM trình Đề án chính quyền đô thị năm 2013 - thành lập 4 thành phố vệ tinh ở 4 hướng, trong đó có thành phố phía Đông nhưng không được trung ương chấp thuận.
  • MẪU NHÀ ỐNG 2 TẦNG 1 TUM 3 PHÒNG NGỦ HAI MẶT TIỀN ĐẸP
    Sở hữu 2 mặt tiền đắc địa, cùng với gu thẩm mỹ và điều kiện tài chính khá ổn, anh Hoàng đã trao trọn niềm tin cho chúng tôi khi gửi gắm nhu cầu tư vấn thiết kế nhà ống 2 tầng 1 tum 3 phòng ngủ cho công ty. Gia đình có số lượng thành viên ít người, tuy nhiên quen với phong cách sống hiện đại cho nên anh chị khá chú trọng cũng như quan tâm đến mẫu thiết kế trước khi thi công.
  • Khởi tố giám đốc công ty bất động sản bán dự án ma
    Giám đốc một công ty bất động sản vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM khởi tố vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bán dự án ma
Thống kê truy cập
counter widget
Thống kê truy cập
HTML hit counter - Quick-counter.net
Liên kết website



Facebook
 


Hộ Trợ Trực Tuyến

Facebook Zalo
0972 264 237 0909.973.567